Dự án Phòng cháy chữa cháy

Tạo môi trường tham quan, trải nghiệm, giúp học sinh hiểu thêm về môi trường làm việc, đặc điểm công việc của những người chiến sỹ PCCC nói riêng và người chiến sỹ CAND Việt Nam nói chung;

  • Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về sự nguy hiểm của cháy, nổ, tai nạn;
  • Hình thành ý thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng cứu đối với cháy, nổ và tai nạn tại nơi sinh sống và học tập.
  • Trang bị những kiến thức cần thiết về cách nhận biết cháy, nổ và tai nạn, cách xử lý khi có cháy, cách sử dụng bình chữa cháy và một số các kỹ năng sinh tồn khác.
  • Thực hành rèn luyện kỹ năng thoát nạn phòng có khói khí độc, cách thoát hiểm từ trên cao xuống nơi an toàn thông qua các tình huống giả lập.
  • Tham gia giao lưu các hoạt động vui chơi kết hợp thể dục, thể thao trong ngành CAND Việt Nam.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1.1. Mục đích

Tạo môi trường tham quan, trải nghiệm, giúp học sinh hiểu thêm về môi trường làm việc, đặc điểm công việc của những người chiến sỹ PCCC nói riêng và người chiến sỹ CAND Việt Nam nói chung;

  • Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về sự nguy hiểm của cháy, nổ, tai nạn;
  • Hình thành ý thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng cứu đối với cháy, nổ và tai nạn tại nơi sinh sống và học tập.
  • Trang bị những kiến thức cần thiết về cách nhận biết cháy, nổ và tai nạn, cách xử lý khi có cháy, cách sử dụng bình chữa cháy và một số các kỹ năng sinh tồn khác.
  • Thực hành rèn luyện kỹ năng thoát nạn phòng có khói khí độc, cách thoát hiểm từ trên cao xuống nơi an toàn thông qua các tình huống giả lập.
  • Tham gia giao lưu các hoạt động vui chơi kết hợp thể dục, thể thao trong ngành CAND Việt Nam.

1.2. Yêu cầu

  • Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
  • Thực hiện các quy trình, biện pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh trong quá trình tham quan.
  • Thông qua chương trình tham quan, học viên rèn luyện thêm tâm lý, lòng dũng cảm, tính tự lập, tính kỷ luật và khả năng làm việc nhóm; tính cộng đồng trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

1.3. Thời gian, địa điểm

  • Thời lượng: 01 ngày trong tuần cho 500-800 học sinh. Địa điểm: tại các trường.
  • Thời gian: 7h30 sáng xe chở học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường xuất phát tại Hà Nội – 15h45 kết thúc chương trình, xe đưa học sinh về từ Cơ sở 2 trường ĐH PCCC.
  • Địa điểm tham quan: Cơ sở 2 trường ĐH PCCC – tại xã Hoà Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình.

II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG

2.1. Hình thức

Chương trình tham quan được tổ chức kết hợp với các hoạt động trải nghiệm như: sân khấu hóa, giao lưu đố vui có thưởng, thực hành trải nghiệm với tình huống đám cháy và khói giả lập, trải nghiệm sinh hoạt trong môi trường làm việc của Cảnh sát PCCC, tham gia giao lưu các hoạt động thể dục, thể thao trong ngành CAND VN.

2.2. Nội dung trải nghiệm

Phần lý thuyết được tiến hành trên sân khấu giúp học sinh nhận biết nguy cơ cháy, tai nạn; nhận biết các thiết bị báo cháy, chữa cháy và lối thoát hiểm, cách mở cửa phòng khi có cháy, cách chống ngạt khói, kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật phòng chống đuối nước…

Phần thực hành được chia làm 03 trạm riêng biệt và được tiến hành đồng thời với 03 nhóm học sinh xoay tròn, bao gồm:

  • Trải nghiệm 1: Tham quan khu vực phòng thí nghiệm PCCC, nơi sản xuất, kiểm định các thiết bị đạt tiêu chuẩn về PCCC, phòng truyền thống lực lượng PCCC, các trang thiết bị chuyên dụng của lựng lượng PCCC, sân tập, huấn luyện của người chiến sỹ chữa cháy.
  • Trải nghiệm 2: “CHẠY TRỐN MÊ CUNG” thoát nạn ra khỏi căn phòng có chướng ngại vật với âm thanh và khói giả lập như trong điều kiện có cháy.
  • Trải nghiệm 3: “SIÊU NHÂN THOÁT HIỂM” thoát nạn từ trên cao xuống dưới đất an toàn bằng bộ dây hạ chậm khi không thể sử dụng cầu thang thoát nạn.
  • Trải nghiệm 4: “DẬP TẮT HỎA THẦN“ dập tắt đám cháy thật bằng bình chữa cháy xách tay.
  • Trải nghiệm 5: Tham gia các hoạt động thể thao, vượt chướng ngại vật, các trò chơi thể lực cùng với các chiến sỹ của trường ĐH PCCC